Phần chân tường là nơi tiếp xúc với nền nhà, dễ dàng bị nấm mốc và bụi bẩn. Việc sử dụng nẹp chân tường sẽ giúp bảo vệ cho bức tường được sạch sẽ hơn. Đồng thời giúp không gian trở nên sang trọng, nâng cao tính thẩm mỹ. Trong bài viết sau đây, Nẹp Giá Rẻ sẽ giới thiệu đến bạn cách thi công nẹp chân tường hiệu quả. Cùng theo dõi bài viết sau nhé!
Lợi ích khi sử dụng nẹp chân tường
Nẹp len chân tường được sử dụng rộng rãi ở công trình nhà ở, văn phòng, khách sạn,… Vậy bạn có biết vì sao cần sử dụng nẹp chân tường và nó mang lại những lợi ích như thế nào không? Hãy cùng tìm hiểu nhé!
Che các khe hở giữa sàn và tường
Khi lát sàn gỗ hoặc gạch thì thông thường sẽ có một khoảng hở nhỏ. Mục đích của khoảng hở này là khi sàn co giãn sẽ không gây phồng lên. Việc sử dụng nẹp chân tường sẽ có tác dụng che đi khe hở giữa sàn và tường, giúp tổng thể trở nên hài hòa và cân đối hơn.
Tạo điểm nhấn cho ngôi nhà
Bề mặt của nẹp chân tường được thiết kế tinh vi với vẻ ngoài sáng bóng, chống trầy trước. Hơn nữa nẹp còn có nhiều màu sắc bên cạnh màu nhôm như màu vàng đồng, trắng, đen,… Khi sử dụng nẹp chân tường sẽ giúp tạo điểm nhấn và tăng giá trị thẩm mỹ cho không gian nội thất.
Chống trầy xước tường
Nẹp len chân tường còn có công dụng là khoảng đệm giữa tường và các vật dụng khác. Với công dụng bảo vệ tường tránh khỏi tác động bên ngoài. Khi bạn di chuyển đồ đạc như bàn ghế sẽ dễ gây trầy xước và tróc sơn tường. Nẹp ốp chân tường sẽ giải quyết được vấn đề này.
Âm dây điện
Với mục đích làm tăng tính thẩm mỹ, việc đi dây điện âm tường đã trở nên phổ biến. Hiện nay có rất nhiều cách âm dây điện khác nhau, trong đó âm theo len chân tường là một trong những cách phổ biến nhất,vừa tiện lợi vừa đảm bảo yếu tố thẩm mỹ.
Cách thi công nẹp chân tường
Để thi công nẹp chân tường hiệu quả, bạn có thể tham khảo các bước sau đây:
Chuẩn bị các loại nẹp chân tường phù hợp
Để che được phần mép gạch giao giữa tường và sàn thì bạn cần lựa chọn loại nẹp sao cho phù hợp. Để thi công được nẹp len chân tường âm thì nên chọn các loại nẹp nhôm, thống nhất cốt độ cao giữa phần cửa và cán nền giữa các hạng mục. Bạn có thể đánh dấu chiều cao để tiện đóng đinh và căng dây tại các bước kế tiếp.
Gắn nẹp chân tường
Để tạo cốt gắn nẹp bạn cần khoan vít xương nhựa vào chân tường và sàn, khoảng cách từ 50-80cm. Sau đó dùng đèn để kiểm tra phần độ cao đã thống nhất. Dùng đèn laze chiếu vào các phần chiều cao được xác định và thực hiện căng dây, sau đó đóng đinh theo tia laze. Sau khi đã có phần cốt chuẩn, dùng hồ dầu đắp thành các mốc vữa.
Trát tường và trát chân tường nền
Thực hiện phần trát tường và chân tường cần sự tỉ mỉ và khéo léo của người thợ. Ngoài ra, để liên kết các phần thanh nối lại với nhau thì cần sử dụng thêm các góc âm, dương, trái, phải tùy vào vị trí lắp đặt các thanh sao cho phù hợp.
Lát sàn và dán nẹp chân tường
Dựa vào chiều cao cốt sàn đã được xác định ban đầu mà phần lát sàn cũng cần tuân thủ theo độ cao thích hợp. Điều này giúp cho phần chân tường và sàn không bị hở trong quá trình sử dụng. Cuối cùng để phần nẹp nhôm chắc chắn thì bạn cần phải dán vào chân tường. Sử dụng súng bắn đinh hoặc các loại keo chuyên dụng để thi công phần len chân. Sau khi hoàn thành, bạn có thể tháo lớp nilon bảo vệ bên ngoài và lau sạch lại để nẹp được sáng bóng.
Vừa rồi là những chia sẻ của Nẹp Giá Rẻ về cách thi công nẹp chân tường hiệu quả. Hy vọng bài viết trên sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích. Đừng quên theo dõi chúng tôi và đón xem những bài viết mới nhất nhé!
Xem thêm
Kích thước nẹp nhôm chữ V: Các loại phổ biến và ứng dụng thực tế
Các loại nẹp sàn gỗ và công dụng hữu ích của chúng